CẬP NHẬP VỀ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ NHIỄM HELICOBACTER PYLORI

        Bị nhiễm khuẩn H.pylori, mắc các bệnh lý về dạ dày là điều khiến nhiều người bệnh mệt mỏi. Việc tìm kiếm phương pháp điều trị sao cho hiệu quả là điều rất được quan tâm. Phác đồ thuốc tiệt trừ vi khuẩn H.pylori nào đem lại hiệu quả cao, đảm bảo an toàn với người sử dụng. Phương pháp nào tốt nhất hiện nay? Bài viết này dựa trên đồng thuận về chẩn đoán và điều trị nhiễm H.pylori năm 2022 của Hội Tiêu Hoá Việt Nam

        1 .Lựa chọn xét nghiệm

        – Chỉ nên làm xét nghiệm chẩn đoán nhiễm H.pylori khi có ý định điều trị tiệt trừ H.pylori và dựa vào 13  chỉ định cụ thể

        – Đối với bệnh nhân cần nội soi đường tiêu hoá trên thì xét nghiệm test urease chẩn đoán H.pylori dựa trên mẫu sinh thiết là ưu tiên hàng đầu

        – Đối với các trường hợp xét nghiệm không xâm lấn, test hơi thở là ưu tiên hàng đầu

        2. Lựa chọn phác đồ điều trị

       – Hiện nay việc lựa chọn phác đồ điều trị tiệt trừ H.pylori cần dựa trên tính hiệu quả của phác đồ .

       – Hai phác đồ ưu tiên hiện nay là:

      + Phác đồ hàng đầu: PMTB( PPIs x 2 lần/ ngày, Metronidazol 1-1,5g/ ngày, Tetracyclin 2g/ ngày, Bismuth 480mg/ ngày)

      + Phác đồ thay thế: PALB ( PPIs x 2 lần/ ngày, Amoxicillin 2g/ ngày, Levofloxacin 1g/ ngày, Bismuth 480mg/ ngày

       3. Kiểm tra sau điều trị và theo dõi

        Tất cả bệnh nhân đã được chẩn đoán và điều trị tiệt trừ H.pylori cần được kiểm tra lại sau điều trị.

        Tùy theo tình trạng tổn thương dạ dày mà có thể kiểm tra lại test H.pylori dựa trên mẫu sinh thiết trong quá trình nội soi tiêu hoá trên hoặc chỉ cần kiểm tra bằng test hơi thở.

        Những tổn thương dạ dày cần được theo dõi định kì như: viêm teo, loạn soản, dị sản, tiền ung thư…

        Tóm lại hiện nay việc chẩn đoán và điều trị nhiễm vi khuẩn H.pylori là vấn đề mà rất nhiều bác sĩ quan tâm. Việc vận dụng đúng khuyến cáo và linh hoạt tùy bệnh nhân cụ thể có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng điều trị của của bác sĩ nói riêng cũng như bệnh viện nói chung./

                                                                                                                                               Nguồn bài viết: BSCK1 Nguyễn Thị Cẩm Anh, Khoa Nội tiêu hóa – Bệnh viện Quân y 17

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *