DỊ VẬT ĐƯỜNG TIÊU HOÁ

Dị vật đường tiêu hoá là một cấp cứu phổ biến, có thể gặp bất cứ đoạn nào của đường tiêu hoá, từ miệng, họng, thực quản, dạ dày, ruột non, đại tràng, hậu môn. Hay gặp nhất ở đoạn thực quản.

Dị vật hay gặp là hóc xương động vật ( xương cá, gà, vịt…),  khối thức ăn, búi rau, trái cây, đồng xu, tăm.

Dị vật đường tiêu hoá có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được can thiệp kịp thời như thủng, rò đường tiêu hoá, áp xe tại chỗ.

* Triệu chứng có thể gặp

Tùy theo vị trí của dị vật có thể gây ra các triệu chứng khác nhau. Thông thường có thể gặp:

-Cảm giác vướng ở cổ, nuốt vướng, đau khi nuốt

-Không ăn hay uống được

-Nôn, buồn nôn đặc biệt là khi ăn uống.

-Khó thở, tức ngực, đau nóng rát sau xương ức.

-Đau bụng dữ dội khi có triệu chứng do dị vật gây thủng tạng rỗng ,chướng bụng buồn nôn, bí trung đại tiện khi biến chứng tắc ruột…

* Chẩn đoán

Hiện nay để chẩn đoán dị vật đường tiêu hoá sẽ tiến hành các phương pháp như chụp XQ, CT Scanner, và đặc biệt là nội soi thực quản, dạ dày, tá tràng. Qua nội soi có thể nhìn thấy trực tiếp vị trí của dị vật, tổn thương tại chỗ của dị vật

* Phương pháp điều trị dị vật

Hiện nay phương pháp điều trị phổ biến và an toàn nhất là lấy dị vật qua nội soi.

Ngoài ra nếu dị vật đã có biến chứng như thủng rò, áp xe… thì phương pháp điều trị khác nhau

* Lấy dị vật tại Bệnh viện Quân y 17

Hiện nay khoa Tiêu hoá – Bệnh viện Quân y 17 đã và đang tiếp nhận nhiều bệnh nhân có dị vật đường tiêu hoá. Các bác sĩ tiến hành lấy dị vật qua nội soi và thủ thuật khá an toàn

TRƯỜNG HỢP 1: BN Nguyễn Văn V. 53T nhập viện ngày 21/12/2022 với lí do đau tức sau xương ức, nuốt vướng sau 5 ngày ăn lẩu cá. Bệnh nhân được chụp phim XQ và xác định có dị vật 1/3 trên thực quản qua nội soi. Bác sĩ khoa tiêu hoá tiến hành lấy dị vật qua nội soi và thủ thuật an toàn, tổn thương tại chỗ là vết sướt rách dọc 1/3 giữa thực quản( hình 1,2)

TRƯỜNG HỢP 2: BN Trần Văn Tr. 45T  khám ngày 04/102023 với cảm giác đau họng, cổ sau ăn canh cá. BN được chụp XQ và k thấy tổn thương trên phim. Sau đó bệnh nhân  được nội soi và xác chẩn xương cá nằm ở ngách hình lê. Bác sĩ tiến hành lấy dị vật bằng ống nội soi tiêu hoá mềm. Theo dõi bệnh nhân sau thủ thuật an toàn.( Hình 3, video)

Tóm lại dị vật đường tiêu hoá là cấp cứu hay gặp cần được can thiệp kịp thời để hạn chế các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.

                                        Nguồn bài viết: Khoa Nội Tiêu Hóa – Bệnh Viện Quân y 17 – Cục Hậu Cần – Quân khu 5

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *